Nghịch lý Artemia

Share on facebook
Share on linkedin
Share on whatsapp
Share on email
Share on twitter

Một trong những cuộc thảo luận sôi nổi nhất trong cộng đồng nuôi trồng thủy sản toàn cầu vẫn là thảo luận về sự phụ thuộc của ngành công nghiệp này vào Artemia trong sản xuất giống. Là chìa khóa để phát triển mạnh ngành công nghiệp này, nhưng nếu quản lý nguồn lợi Artemia này không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giống trong tương lai.

Trong một loạt các bài viết, chúng tôi đã tổng hợp đánh giá từ các chuyên gia Artemia hàng đầu và đúc kết từ những thành công sử dụng Artemia trong quá khứ, hiện tại và tương lai của các trại tôm cá giống trên toàn cầu.

Tầm quan trọng có tính lịch sử của Artemia

Lịch sử đã xác minh thức ăn tươi sống không thể thiếu cho sản xuất ấu trùng tôm và các loài thủy hải sản khác, trong khi gia súc và gia cầm có thể ăn thức ăn tổng hợp trong suốt vòng đời của chúng. Và việc sản xuất động vật phù du làm thức ăn (thức ăn tự nhiên của ấu trùng cá và tôm) gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế chưa cao, không ổn định và cần áp dụng kỹ thuật chuyên sâu, vậy nên những nỗ lực tiên phong phát triển nuôi trồng thủy sản gặp nhiều trở ngại do sự thiếu hụt nguồn cung cấp thức ăn tươi sống cho ấu trùng tôm cá.

“Giải pháp tiên phong cho vấn đề này được phát hiện bởi Seale (1933) ở Mỹ và bởi Rollefsen (1939) ở Na Uy, cho rằng ấu trùng cá mới nở có thể được cho ăn bằng ấu trùng Artemia 0,4 mm. Là loài giáp xác nhỏ có thể phát triển mạnh ở những vùng nước mặn với điều kiện sống khắc nghiệt nơi mà vi tảo và vi khuẩn kém phát triển. Khám phá này đã trở nên đặc biệt thú vị vì loài giáp xác này có sự sinh sản và phát tiển độc đáo.

Để Artemia có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt điển hình, nó đã phát triển khả năng sản xuất “trứng ngủ đông”. Những “quả trứng” này thực chất là những trứng đã chứa phôi đang ngủ. Đây là sự kiện sinh học hấp dẫn, khi sinh vật chìm trong giấc ngủ sâu, ngừng trao đổi chất và chỉ hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi. Điều này giúp cho việc lưu trữ phôi trứng trong thời gian dài và chỉ cần ấp nở trong điều kiện thích hợp để thu hoạch ấu trùng Artemia tươi sống. Ấu trùng Artemia này là nguồn thức ăn cho ấu trùng tôm cá. Vậy nên theo lý thuyết ngành nuôi trồng thủy sản sẽ được tiếp cận và sử dụng nguồn thức ăn tươi sống theo nhu cầu sản xuất."

Phát triển thị trường Artemia

Patrick Sorgeloos - Người sáng lập và là cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Artemia, Đại học Ghent

Nguồn cung cấp trứng Artemia thương mại ra thị trường đầu tiên đến từ các hồ nước mặn vịnh San Francisco (California, Hoa Kỳ) và sau đó là hồ Great Salt Lake (Utah, Hoa Kỳ) là nơi cung cấp chính trứng Artemia chất lượng và được quản lý khai thác bền vững cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, rất nhanh chóng, nhu cầu ngày càng tăng đã vượt quá mức thu hoạch hàng năm khoảng 30 đến 50 tấn. Từ cuối những năm 60 trở đi, tình trạng thiếu hụt ngày càng trầm trọng và chất lượng nở của trứng ngày càng kém. Chỉ sau Hội nghị Kỹ thuật Nuôi trồng Thủy sản của FAO năm 1976 tại Kyoto, tình hình mới bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.

Vào thời điểm đó, được FAO ủy quyền và dựa trên nghiên cứu trước đó của Patrick Sorgeloos tại Đại học Ghent, nhà nghiên cứu sinh vật học người Bỉ này đã tiên phong với một số sáng kiến từ năm 1978, biến nguồn cung Artemia từ hạn chế trên toàn cầu thành nguồn cung ổn định cho nuôi trồng thủy sản công nghiệp.

This work later resulted in the foundation of Artemia Reference Center and of INVE Aquaculture. The work done by Patrick Sorgeloos and his team focused on finding solutions for the major impediments for the further development of Artemia use in aquaculture: The need to explore new natural sources of Artemia in Europe, Asia, North and South America, and Australia and the introduction of brine shrimp in other suitable habitats such as North-East Brazil, Vietnam and China.

Improvement of the cyst quality by developing new harvesting techniques such as harvesting at the water surface instead of at the lake shores where dirt particles build up between the cysts and the repeated hydration-dehydration cycles affect the hatching quality and energetic content of the embryos. Improvement in terms of yield reliability by developing standard Artemia hatching protocols that establish the optimal conditions for the nauplii to hatch successfully and simultaneously.Classification and fingerprinting of the differences in size, hatching performance, growth rate, nutritional value etc. of Artemia cysts coming from different strains, locations and even harvests.

Từ 'nguyên liệu thô' đến sản phẩm trứng Artemia

Trong một thời gian dài, các trứng Artemia được thu hoạch đơn giản từ bờ biển và được phân phối dưới dạng sản phẩm "thô". Nhưng do sự biến đổi mùa và của khu vực, sự khác biệt giữa các phân loài, sự nhiễm bẩn của sản phẩm với cát và các chất bên ngoài khác… việc sử dụng Artemia hiệu quả và an toàn để làm thức ăn sống đòi hỏi một cách tiếp cận có cấu trúc và có trách nhiệm hơn.

“Kết quả nhiều năm nghiên cứu và phát triển chuyên sâu nguồn thức ăn tươi sống cho nuôi trồng thủy sản ngày nay: đã cho ra sản phẩm trứng khô chỉ cần ấp nở trong vòng 24 giờ sẽ thu được ấu trùng Artemia làm thức ăn tươi sống. Nhờ công nghệ sản xuất và kỹ thuật uyên thâm, trứng được đóng gói và phân loại theo các đặc tính ưu việt như kích thước, hiệu suất nở và giá trị dinh dưỡng... mà không liên quan đến chủng loại hay nguồn gốc.

Công nghệ độc quyền tiên tiến đã giúp tối ưu hiệu suất nở, dễ dàng tách sạch vỏ và ấu trùng sau khi ấp, đảm bảo an toàn sinh học và thuận lợi cho quá trình làm giàu (Selco). This means that in an ideal situation every hatchery can procure the exact Artemia that is most suited for its specific application needs, without having to dread any kind of unpredictable outcome.” – Alessandro Moretti

Thực trạng và những điểm cần lưu ý

Ngày nay chúng ta đang ở thời điểm mà các nguồn Artemia tốt nhất trên thế giới đã được biết đến và được khai thác một cách triệt để. Tổng sản lượng cung cấp cho toàn cầu mỗi năm hơn 3.000 tấn. Đây là một trở ngại. Trong khi ngành thủy sản toàn cầu đang phát triển theo cấp số nhân thì sản lượng Artemia cung cấp không có nhiều biến động.

“Để nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển bằng cách sử dụng nguồn cung Artemia sẵn có, ngành công nghiệp này sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc sử dụng Artemia hiệu quả nhất có thể. Điều này đòi hỏi việc cần có nhiều hiểu biết và ứng dụng phù hợp. Chúng tôi sẽ đề cập về vấn đề này trong một số bài viết sắp tới.”

Geert Rombaut - Giám đốc Sản phẩm - Artemia, INVE Aquaculture

Công nghệ được cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản: nên hay không?

Sự đầu tư liên tục đáng kể vào nghiên cứu và phát triển công nghệ tiếp tục mở ra những khả năng đáng mừng để cải thiện việc quản lý và nâng cao năng suất của các trại giống trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các công ty đầu tư nghiên cứu và phát triển cho những cải tiến mới này thường sẽ đảm bảo khoản đầu tư của họ bằng cách bảo vệ quyền phát minh công nghệ. Chúng ta nên nhìn nhận đây như một ngành công nghiệp? Gần đây, một lần nữa cuộc tranh luận này lại được lặp lại, khi Benchmark Holdings (đại diện cho công ty INVE Aquaculture) đã thắng kiện trước tòa án IP&IT ở Băng Cốc để bảo vệ các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ ấp nở Artemia của mình.

Công ty đã khởi tố thành công hành vi xâm phạm đến quyền phát minh công nghệ của mình ở Thái Lan. Trong trường hợp này, các bằng sáng chế được áp dụng đặc biệt cho công nghệ phối chế mà INVE dùng để biến trứng Artemia trở nên dễ dàng ấp nở. Phương pháp tác động này đã được cấp bằng sáng chế giúp nâng tỷ lệ nở bình thường của trứng từ khoảng 20-40% lên 80+% và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho khách hàng và thị trường của INVE Aquaculture.

“Chúng tôi đã tiên phong trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản hơn 35 năm qua, đầu tư nguồn lực khoa học và tài chính đáng kể để cống hiến vì lợi ích của ngành công nghiệp và khách hàng - và các trang trại và trại giống nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới. Chúng tôi có nghĩa vụ đối với bản thân, với cổ đông và khách hàng của chúng tôi trong việc bảo vệ khoản đầu tư này trong tương lai của ngành nuôi trồng thủy sản. Đó là cách duy nhất để chúng tôi có thể đảm bảo tính hiệu quả của những đổi mới trong lĩnh vực này, và là cách duy nhất để chúng tôi có thể duy trì sự phát triển của những đột phá mới.”

Philippe Léger - Cựu giám đốc điều hành của INVE Aquaculture

Bài viết này được giới thiệu trên các trang web sau: